Tất cả các giai đoạn từ lúc thiết bị thang máy được tập kết đến lúc công trình được thi công xong, để những ai liên quan đến công trình có thể kiểm soát được tiến độ, chất lượng công trình và trên hết là an toàn lao động của những người tham gia. Vậy quy trình lắp đặt thang máy bao gồm những công việc gì? những công việc gì phải làm trước và sau khi lắp đặt thang máy? Hãy tham khảo những chia sẽ sau đây để có thể hiểu rõ hơn.
Chuẩn bị trước khi lắp đặt thang máy
Tuân thủ các Tiêu chuẩn về thang máy
Thang máy là một sản phẩm biểu tượng cho hiện đại, nhưng chúng cũng tiềm ẩn những rủi ro và liên quan trực tiếp tới tính mạng con người, do vậy việc lắp đặt phải đảm bảo những tiêu chuẩn thang máy an toàn dưới đây thì mới được đưa vào vận hành.
- TCVN 6396-28:2013 : Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy.
- TCVN 5866: 1995: Cơ cấu an toàn cơ khí trong thang máy.
- TCVN 5867: 2009 : Yêu cầu an toàn về cabin, đối trọng, ray dẫn hướng của thang máy.
- TCVN 6395: 2008: Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy điện.
- TCVN 6396-28: 2013: Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy thuỷ lực
Chuẩn bị các yếu tố an toàn khi thang máy được lắp đặt
Trước khi lắp đặt thang máy cần KIỂM TRA một số vấn đề như sau:
- Kích thước hố thang.
- Kiểm tra các chướng ngại vật trong hố thang, phòng máy.
- Các vấn đề khác như: lỗ chừa kéo máy, lỗ cho các thiết bị tín hiệu tại các cửa tầng, kích thước cửa tầng, móc treo pa-lăng, kích thước đấy giếng, chống thấm, phòng máy, điện nguồn.
- Cửa hố thang máy phải được che chắn kín và chắc chắn trong quá trình thi công.
- Giếng thang phải được bố trí đủ ánh sáng trong quá trình thi công.
- Các thao tác trong quá trình thi công phải được thực hiện đúng về tiêu chuẩn kỹ thuật như hàn điện, nâng kéo vật nặng (không được làm tắt dễ gây nguy hiểm cho người khác cũng như bản thân mình và thiết bị).
- Tuyệt đối phải mang các thiết bị an toàn, mũ quần áo bảo hộ, dây an toàn trong quá trình làm việc.
- Cáp an toàn phải được thả dọc hố thang và sử dụng trong suốt quá trình thi công.
- Tuyệt đối tuân thủ nội quy an toàn tại công trình làm việc.
- Trong quá trình thi công, các tổ trưởng phải kiểm tra, thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn lao động.
Quy trình lắp đặt thang máy theo tiêu chuẩn
Để lắp đặt thang máy an toàn và nhanh chóng việc lắp đặt phải tuân thủ nghiêm ngặc các bước sau đây: Lắp đặt cơ khí, lắp điện, kiểm định và bàn giao.
Quy trình lắp đặt thang máy tại TPHCM
Quy trình lắp đặt thang máy phần cơ khí:
- Chuẩn bị lắp đặt: Đưa các dụng cụ và thiết bị (pa lăng, máy hàn, máy khoan,…) vào đúng vị trí thi công, nối dây điện máy hàn, thắp sáng hố thang máy, thả dây an toàn dọc hố.
- Đưa máy kéo, tủ điện, cáp tải lên phòng máy (tum kỹ thuật)
- Xác định vị trí và lắp giàn chuẩn
- Lắp rail dẫn hướng: Hai cây rail dẫn hướng cabin và hai cho đối trọng sẽ được xác định vị trí và lắp đầu tiên. Rail được bắt vào hệ hống đà linteau bằng kẹp cóc, bracket
- Lắp khung cabin và khung đối trọng: Sàn cabin, thanh giằng đứng, khung đứng, khung cabin phía trên.
- Lắp hệ thống khống chế vượt tốc (Governor): Đây là khâu cực kỳ quan trọng, chính vì thế không được bỏ qua và cần lắp đặt kiểm tra trước khi tiến hành các phần việc khác. Hệ thống Governor sẽ giúp phần khung cabin bám vào rail trong trường hợp xích pa lăng hoặc cáp tải (trong trường hợp cáp được lắp trước) bị đứt hoặc trôi tự do để đảm bảo an toàn tính mạng trong khi thi công.
- Hoàn thành việc lắp rail dẫn hướng: Rail phải được lắp từ hố pít cho đến sàn phòng máy.
- Lắp đặt cửa tầng: Hệ thống đầu cửa tầng (bộ truyền động cửa tầng) sẽ được cố định vào đà lin teau cửa
- Lắp cánh cửa và sill, yếm che sill.
- Lắp vách cabin, bảng điều khiển cửa cabin: Vách cabin, hệ thống truyền động cửa cabin (đầu cửa cabin), cánh cửa cabin.
- Đặt máy và thả cáp tải
- Kiểm tra: Vệ sinh toàn bộ thang máy và hố thang từ trên xuống dưới, kiểm tra và hiệu chỉnh.
Quy trình lắp đặt thang máy – phần Lắp đặt điện
- Đấu nối tủ điều khiển và máy kéo
- Lắp hệ thống dây dọc hố thang và đầu cabin
- Lắp bảng điều khiển cabin và bảng điều khiển ngoài cửa tầng
- Lắp hệ thống cứu hộ tự động
- Vệ sinh và hiệu chỉnh toàn bộ thang, chạy thử thang.
Kiểm định an toàn và bàn giao
Kiểm định: Theo quy định của nhà nước thì thang máy là một thiết bị đặc biệt, yêu cầu cao về an toàn chính vì thế thang trước khi đi vào hoạt động cần phải được kiểm định an toàn do trung tâm kiểm định an toàn nhà nước tiến hành. Sau khi kiểm tra, nếu tất cả các hạng mục đều đạt các tiêu chí an toàn thì thang máy sẽ được cấp phép hoạt động.
Bàn giao: Chủ đơn vị sử dụng phải đảm bảo không móp méo, thang vận hành êm ái không bị rung giật (giật khi khởi động và khi vận dừng), các thiết bị đúng xuất xứ và thương hiệu như hợp đồng được ký kết.
Sau lắp đặt thang máy
Hướng dẫn sử dụng: sau khi lắp đặt, cơ sở lắp đặt thang máy gia đình cần hướng dẫn người sử dụng đúng cách, tránh hư hỏng thang máy do những sai sót không đáng có trong quá trình sử dụng. Trong công đoạn tiêu dùng, cầu thang máy buộc phải được thực hành những hoạt động bảo trì bảo dưỡng thường xuyên bởi các chuyên viên sở hữu kinh nghiệm.
Hướng dẫn vệ sinh thang máy: Quy trình lắp đặt thang máy theo tiêu chuẩn không thể thiếu việc hướng dẫn vệ sinh thang máy đúng cách và cần phải vệ sinh thang máy thường xuyên đúng cách.
Khâu lắp đặt thang máy dùng cho gia đình quan trọng như thế nên khi Quý khách chọn đơn vị để đặt mua thang máy thì nên chọn công ty thang máy uy tín có có đội ngũ lắp đặt cơ khí, lắp đặt điện và đội ngũ bảo trì thứ nhất là phải đủ số lượng thứ hai là phải có chuyên môn cao.